Dấu hiệu bệnh giang mai

Bệnh giang mai là bệnh xã hội nguy hiểm và không loại trừ bất cứ đối tượng nào.Tuy nhiên do cơ địa chị em thường yếu hơn nam giới nên dễ dàng gây bệnh hơn, các dấu hiệu cũng khó nhận biết hơn. Vậy làm sao để giúp chị em biết được bản thân bị bệnh àm đi khám. Bài viết dưới đây xin chia sẻ đến chị em về dấu hiệu bệnh giang mai ở chị em

Các chuyên gia tại Phòng khám Bs.Tuấn Anh cho biết, xoắn khuẩn giang mai sau khi xâm nhập vào cơ thể nữ giới sẽ không gây bất kì biểu hiện nào. Đây được xem là giai đoạn ủ bệnh, trong  thời gian này sẽ tạo điều kiện cho xoắn khuẩn giang mai lây truyền bệnh cho mọi người xung quanh, vô cùng nguy hiểm.

Khoảng 1 – 3 tháng sau nhiễm bệnh, trên cơ thể chị em mới bắt đầu xuất hiện những nốt viêm loét hình tròn hoặc bầu dục, cứng như sụn, màu đỏ, không đau, không ngứa. Được gọi là săng giang mai, ngoài ra chị em sẽ thấy có hạch sưng to ở nếp gấp bẹn. Săng giang mai thường xuất hiện ở bộ phận sinh dục của nữ như: âm hộ, âm đạo, môi bé, môi lớn, bẹn. Ngoài ra săng giang mai còn xuất hiện ở miệng, hậu môn (Nếu có quan hệ bằng các con đường này). Một số bệnh nhân còn nổi săng ở đùi, ngón tay, ngón chân… Sau 3 – 6 tuần, những vết loét sẽ tự động lành và biến mất và chuyển sang giai đoạn khác.

Sau khi những vết loét biến mất, khoảng 4 – 10 tuần săng tiếp tục xâm nhập vào máu và lây lan khắp cơ thể. Người bệnh có những biểu hiện về tổn thương niêm mạc, những vết ban đỏ ở giữa có hiện tượng bị ăn mòn hoặc lở loét. Người bệnh có thể bị sốt, đau họng, mệt mỏi, sụt cân, đau đầu, nổi hạch.

Nếu nữ giới mắc bệnh giang mai ở giai đoạn này mà không điều trị hoặc điều trị sai phương pháp, thì bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn tiếp theo. Hình thành gôm, củ giang mai, chúng rất dễ vỡ và tạo ra những vết loét. Các vết loét này sẽ lành và đóng vảy, để lại sẹo lan rộng trên da. Ngoài ra, ở giai đoạn này, bệnh nhân rất dễ mắc các bệnh về tim mạch, viêm màng não, viêm phổi, bại liệt, mù lòa, thần kinh và nguy hiểm nhất là tử vong.

Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai biểu hiện bệnh giang mai thường không rõ ràng. Tùy theo mức độ nhiễm bệnh nhiều hay ít mà sẽ có biểu hiện khác nhau. Nếu tình trạng nhiễm nặng sẽ gây sảy thai hoặc chết lưu. Nếu nhiễm nhẹ thì trẻ sinh ra khoảng 6-8 tuần sẽ thấy nổi mụn nước ở lòng bàn tay, bàn chân, chảy nước mũi lẫn máu, cơ thể gầy gò, da nhăn nheo, bụng to. Đây là những dấu hiệu giang mai xuất hiện sớm ở trẻ, muộn hơn có thể từ 3-6 tuổi.

Ta có thể thấy rằng bệnh giang mai ở nữ giới rất nguy hiểm. Chính vì thế, các bác sĩ khuyên bạn nên quan tâm, chú ý. Khi có bất kì biểu hiện giang mai ở nữ giới thì không nên chủ quan mà hãy đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để khám và điều trị bệnh. Tránh kéo dài thời gian khiến bệnh tình nguy hiểm và khó điều trị hơn.

Hi vọng với các chia sẻ trong bài viết trên về bệnh giang mai phần nào giúp người bệnh có thêm thông tin. Nếu vẫn còn nhiều các băn khoăn khác hãy liên hệ về phòng khám để trao đổi cùng các chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm của phòng khám:

Phòng khám Bs.Tuấn Anh – Địa chỉ khám bệnh giang mai uy tín, chất lượng cao
Địa chỉ: 299 Phong Đình Cảng Thành phố Vinh, Nghệ An
Hotline:0914 51 6633 – 0948 104 372

0914.51.6633
chat-active-icon