Tiểu buốt là một hiện tượng khá phổ biến ở cả nam giới và nữ giới. Bệnh thường đi kèm với hiện tượng đát rắt, bí đái hoặc cảm giác đau rát khi đi tiểu. Nhiều người bệnh vì tình trạng này quá nặng mà sinh ra sợ đi tiểu.
Chị Hoa chia sẻ với phòng khám đa khoa Vạn Phúc chúng tôi, thời gian gần đây chị bị mắc chứng tiểu buốt, tiểu dắt, mỗi lần đi chỉ ra một ít, vừa đi xong lại muốn đi tiếp. Không những thế, mỗi lần đi tiểu chị còn cảm thấy rất đau rát.Cảm giác này mãnh liệt đến mức chị sợ phải đi Tiểu nhiều và phải hạn chế ăn uống các thứ liên quan đến nước để đỡ phải đi tiểu.
Không riêng gì chị Hoa, bác Trực (56 tuổi, Hà Tĩnh) cũng gọi điện đến phòng khám xin tư vấn về tình trạng tiểu buốt của mình. Bác cho biết, hơn 1 tháng trở lại đây bác cảm thấy rất buốt và đau rát khi đi tiểu. Đầu dương vật hơi tấy đỏ, sờ vào thì rất đau.
Và sau đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bác Trực, chị Hoa và các bệnh nhân đang gặp phải tình trạng này một số thông tin cơ bản về bệnh tiểu buốt và cách chữa bệnh hiệu quả.
Tại sao có hiện tượng tiểu buốt?
Các bác sĩ phòng khám đa khoa Vạn Phúc cho biết, tiểu buốt chính là triệu chứng dễ nhận thấy nhất của bệnh viêm đường tiết niệu. Bệnh do 2 nguyên nhân chính gây ra:
– Vi khuẩn: Chủ yếu là khuẩn E.coli, Proteus, S. saprophyticus (tụ cầu hoại sinh) và vi nấm. Bệnh thường do vệ sinh không sạch sẽ và đúng cách hoặc quan hệ tình dục không an toàn.
Đối với viêm đường tiết niệu do vi khuẩn, ngoài hiện tượng mỗi lần đi tiểu cảm giác “buốt đến tận óc”, người bệnh còn thấy nước tiểu đục, có mùi khai nồng. Bệnh nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nặng như tiểu ra máu, viêm thận, suy thận, nhiễm trùng máu.
– Thấp nhiệt: Viêm tiết niệu do thấp nhiệt thường gặp ở những người có cơ địa nhiệt. Ngoài triệu chứng tiểu buốt, Tiểu dắt, nước tiểu có màu vàng và nặng mùi người bệnh còn thấy háo nước, nhiệt miệng, nổi mụn và táo bón. Nếu không điều trị kịp thời sẽ gây những biến chứng nặng như tắc tiểu, suy thận…
Cách chữa bệnh tiểu buốt
Trên thực tế, khi bị tiểu buốt người bệnh thường có thói quen mua kháng sinh về uống mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Đây là một thói quen rất sai lầm và nguy hiểm, vì kháng sinh không phải là sự lựa chọn tối ưu cho tiểu buốt, nhất là những bệnh nhân bị tiểu buốt do thấp nhiệt. Đó là còn chưa kể đến những tác dụng phụ mà người bệnh không thể lường trước như: bội nhiễm do thuốc không đủ liều, rối loạn tiêu hóa, phát ban ngứa, tăng men gan, thậm chí là shock phản vệ dẫn đến tử vong…
Chí vì vậy, khi thấy hiện tượng tiểu buốt, kèm theo đau bụng, vùng kín tấy đỏ và đau rát thì người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và có hướng điều trị thích hợp với tình trạng bệnh của mình. Nên nhớ, bệnh càng để lâu càng nguy hiểm và tự chữa sẽ gây biến chứng nguy hiểm.
Bên cạnh đó, trong Đông y có khá nhiều bài thuốc từ rễ cỏ tranh, bồ công anh, kim tiền thảo, kim ngân hoa, bí xanh, bèo…điều trị chứng tiểu buốt, Tiểu dắt, do nhiễm khuẩn và viêm đường tiết niệu khá hiệu quả. Tuy nhiên, trước khi áp dụng những bài thuốc này, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước, để tránh những tác dụng phụ không đáng có.
Bài 1: Rễ cỏ tranh, râu ngô, bông mã đề, củ sả, đậu đen, lượng bằng nhau. Tất cả rửa sạch, phơi khô, sắc uống ngày 2 – 3 lần.
Bài 2: Bồ công anh, mã đề, rau má, râu ngô, cam thảo dây, mía dò, rễ cỏ tranh, lượng bằng nhau. Tất cả sắc uống ngày 2 – 3 lần.
Bài 3: Lấy một miếng bí xanh to bằng cái bát ăn cơm, gọt bỏ vỏ ngoài, giã vắt lấy nước cốt và hòa vào đó một chút muối để uống. Hoặc hàng ngày ăn bí xanh sống, ăn liền trong mười ngày bệnh sẽ giảm. Cũng có thể luộc bí xanh ăn thường xuyên và uống cả nước càng tốt.
Bài 4: Bèo cái bỏ rễ, lá thài lài, rễ gianh, lá mã đề, lượng bằng nhau. Tất cả rang vàng, đợi cho nguội, thì sắc thuốc uống. Uống lúc gần nguội. Khi uống nên pha vào một thìa đường cho dễ uống.
Trong quá trình điều trị bệnh, người bệnh cũng nên tập luyện thể dục thể thao điều độ và thường xuyên; uống đủ 2 -2.5L nước/ngày; không quan hệ tình dục và vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ; không sử dụng các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ và chất kích thích; đặc biệt không nhịn tiểu và tái khám theo đúng lịch hẹn với bác sĩ.